Sự phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng – Vaca Baby House

Ba mẹ đừng bỏ lỡ các giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi. Bởi lúc này trẻ đã linh hoạt, thích khám phá xung quanh và biết thể hiện cảm xúc. Hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi của Vaca Baby House tìm hiểu nhé.

Cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng

Cân nặng của trẻ

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bé trai 9 tháng tuổi có cân nặng trung bình từ 8.1 đến 10 kg, còn bé gái có cân nặng trung bình từ 7.3 – 9.3 kg. Mức chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh ở độ tuổi 9 tháng là 8.9 kg đối với bé trai và 8.2 kg đối với bé gái.

Sự phát triển trí não

Trẻ 9 tháng tuổi có sự phát triển trí não nhanh chóng. Ở giai đoạn này trẻ có khả năng nhớ lâu và đã biết tìm kiếm trò chơi mới. Ba mẹ có thể cho trẻ chơi một số đồ chơi mới, chơi vẫy tay hay dùng trò chơi ú òa để thu hút trẻ.

Ăn ngủ của trẻ

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 15 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thường là 8 tiếng mỗi đêm và có hai giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều.

Ngoài ra, ba mẹ nên tìm hiểu các mẹo để bé ngủ không giật mình và từ bỏ những thói quen xấu để tránh tình trạng khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh.

Trẻ 9 tháng thường ngủ 14 tiếng mỗi ngày

Trẻ 9 tháng thường ngủ 14 tiếng mỗi ngày Vaca Baby House

Vận động của trẻ 9 tháng

Trẻ 9 tháng tuổi cũng đã có những sự phát triển về ngôn ngữ và vận động thường ngày. Cụ thể như:

  • Đây là thời điểm xuất hiện tuần Wonder Week ở trẻ
  • Trẻ đã có thể ngồi vững.
  • Biết bi bô những từ đơn giản mà quen thuộc như ba, mẹ.
  • Bắt đầu bi bô tập nói.
  • Bò, trườn một cách thành thạo.
  • Biết nhờ vào các đồ vật xung quanh để đứng hoặc bò lên.
  • Trẻ thường ra hiệu cho ba mẹ biết mình thích đồ vật nào. Vì thế, ba mẹ hãy tìm hiểu một số cách chơi với trẻ sơ sinh để giao tiếp với con tốt hơn.
  • Trẻ thích khám phá mọi thứ xung quanh.
  • Trẻ có thể thấy rõ màu sắc.
  • Trẻ 9 tháng tuổi có thể nhớ rõ vị trí một số đồ vật.
  • Trẻ đang học cách vui đùa nên ba mẹ có thể tham khảo các trò chơi cho trẻ sơ sinh để chơi cùng con.
  • Trẻ biết tự ăn và tập bốc thức ăn bằng tay.
  • Trẻ cùng ba mẹ tập tummy time để vận động tốt hơn.

Về cảm xúc của trẻ

Trẻ 9 tháng tuổi phát triển mạnh về cảm xúc. Lúc này trẻ đã biết phân biệt người lạ và người quen. Trẻ hay cười khi thấy ông bà, ba mẹ và sẽ sợ hãi, khóc lóc khi thấy người lạ.

Ba mẹ có thể bồng bế dỗ dành và cho trẻ tiếp xúc dần với người khác để trẻ quen hơn. Trẻ cũng đã bắt đầu biết bắt tay, chào tạm biệt, ba mẹ cần ghi nhận và phản hồi để hướng dẫn cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp.

2 . Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng là không dễ dàng vì có nhiều loại, nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà các mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn cho trẻ 9 tháng:

  • Các loại trái cây như dứa, dưa lưới, sung, anh đào hay các loại quả họ cam quýt vì là những loại thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho bé. Mẹ nên cắt nhỏ, nấu chín ở dạng nghiền khi cho bé ăn hoặc chế biến thành các món nước ép từ trái cây cho bé.
  • Thịt và trứng là loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho bé, mẹ chỉ cần tìm chỗ mua thực phẩm sạch uy tín sau đó rửa sạch, chế biến kỹ thì đã có món ngon cho bé. Lưu ý, mẹ không nên cho bé ăn trứng lòng đào hay thịt chưa nấu chín.
  • Mẹ có thể làm các món ăn dặm từ rau củ quả, bánh rau củ cho bé hoặc súp rau củ cho bé từ bông cải xanh, khoai tây, cà rốt, măng tây,… để bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé vì đây là các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé.
  • Sữa, phô mai và các món ăn dặm từ sữa chua là những thực phẩm tốt cho trẻ. Tuy nhiên, những thực phẩm này dễ gây đầy bụng, nên chỉ cho bé ăn ở một liều lượng vừa đủ dựa theo số tháng tuổi của bé, với bé 9 tháng tuổi thì chỉ nên ăn tầm 50g/ngày và ăn cách ngày.
  • Mẹ có thể chọn các loại hạt kê, hạt quinoa nấu chín, cơm, súp yến mạch hay mì ống nguyên cám để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho con.
  • Các loại thực phẩm như bánh quy, bánh mì nướng, bánh mì nhạt cũng là một nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt. Mẹ có thể cho trẻ 9 tháng tuổi ăn ngũ cốc ở dạng nhuyễn.
  • Các loại hạt cho bé ăn dặm là một loại thực phẩm không thể bỏ qua. Vì các món ăn được chế biến từ nó rất giàu vitamin và khoáng chất, làm phong phú thực đơn cho trẻ 9 tháng tuổi.
Trẻ 9 tháng đã có thể tập tự cầm nắm một số loại thức ăn

Trẻ 9 tháng đã có thể tập tự cầm nắm một số loại thức ăn Vaca Baby House

3 . Lịch sinh hoạt của bé 9 tháng tuổi

Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu một ngày của bé 9 tháng tuổi như sau, để áp dụng linh hoạt cho con mình:

  • 7:00: Trẻ thức dậy. Ba mẹ vệ sinh cơ thể và cho trẻ bú cữ đầu tiên.
  • 9:00: Bữa sáng cho bé 9 tháng với món cháo cá cho bé
  • 10:00: Bé ngủ ngắn khoảng 1 tiếng
  • 11:00: Bé thức dậy, bú sữa và chơi đùa
  • 12:00: Bé ngủ trưa
  • 14:30: Tắm cho trẻ sơ sinh
  • 15:00 giờ: Trẻ bú sữa
  • 17:00 giờ: Ăn dặm bữa tối
  • 18:15 giờ: Kể chuyện cho bé
  • 19:00 giờ: Cho bé ngủ

4 . Những điều ba mẹ cần dạy cho trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tính cách cũng đã bộc lộ rõ hơn. Ba mẹ có thể quan sát và tìm cách dạy bảo, định hướng cho trẻ theo tính cách này. Dưới đây là một số hoạt động ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ:

  • Đọc sách: Việc dạy trẻ kỹ năng đọc sách sớm sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tự học sau này. Với trẻ 9 tháng, ba mẹ có thể lựa những quyển ít chữ, nhiều tranh sinh động để đọc cho trẻ nghe trước khi ngủ.
  • Vỗ tay và hát: Việc tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh. Hoạt động vỗ tay theo bài hát có thể giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp tay và mắt, kiểm soát cơ, khả năng cảm nhịp.
  • Thả đồ vật vào xô là một trò chơi cho trẻ sơ sinh được nhiều trẻ em thích thú. Hoạt động này còn giúp rèn luyện khả năng vận động và ngôn ngữ.
  • Lăn bóng: Đây là trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng bắt chước và các kỹ năng vận động thô cơ bản.
  • Chơi trốn tìm với âm thanh: Trò chơi này rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần đặt một vật phát nhạc ở nơi nào đó và trẻ sẽ đi tìm. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và định hướng.
  • Đi dạo: Việc dẫn bé ra ngoài dạo chơi như đi công viên hay siêu thị và trò chuyện với bé về thế giới xung quanh có thể giúp bé nhạy bén hơn và phát triển ngôn ngữ.

Gọi tư vấn